Trong câu đối phổ biến về sản vật ngày Tết, người ta thấy sự có mặt của bánh chưng như một giá trị vật chất và tinh thần không thể thiếu trong dân tộc Việt Nam :
– Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh.
Những ngày giáp Tết 27, 28 là ngày các gia đình gói bánh chưng, xum họp quây quần bên bếp lửa. Bánh chưng là loại bánh đặc trưng và điển hình nhất trong ngày tết cổ truyền Việt Nam, là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt heo, lá dong, và bánh thường được làm vào các dịp tết cổ truyền của dân tộc Việt. Cách chế biến, gói, luộc bánh thể hiện tính cộng đồng cao. Cả nhà quây quần gói bánh, canh nồi bánh trong không khí náo nức của những ngày cận tết, thật là những ký ức khó quên.
Bánh chưng là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam, còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của bánh chưng được nói về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước.
Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, ngon lành, bổ dưỡng, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh như bánh chưng, bánh dầy của Việt Nam.
Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.
Xuân về, Tết đến nếu chỉ có mai vàng, đào hồng, bánh chưng, mứt kẹo… mà không có tiếng trống múa lân thì sẽ thiếu đi cái không khí vui tươi rộn ràng của ngày Tết. Múa lân là một phong tục dân gian đặc sắc mang lại không khí tưng bừng, náo nhiệt của nhân dân ta trong ngày lễ hội. Múa lân được xem là loại hình văn nghệ dân gian với nhiều ý nghĩa tượng trưng nhất: chúc phúc, thịnh vượng, thanh bình và may mắn. ngoài ra hầu hết ai cũng tin rằng, trong những ngày tết nguyên đán, nếu được lân tới nhà giúp vui thì bao nhiêu chuyện xui xẻo, buồn bực của năm cũ cũng sẽ tan biến trước cái uy vũ phi thường của lân, đồng thời mùa xuân hạnh phúc may mắn sẽ tới mọi nhà.
Múa lân có nguồn gốc Trung Hoa từ ngàn năm, đã du nhập vào Việt Nam lâu đời và ngày nay rất được thịnh hành tại các vùng Đông Nam Á, cũng như các nước có hoa kiều và kiều bào Việt Nam sinh sống. Lân là một một con vật trong bộ tứ linh (long- lân- quy-phụng) sẽ mang lại điều lành, tạo bước khởi đầu tốt đẹp, thuận lợi. Vì vậy, múa lân không thể thiếu trong các ngày vui xuân đón Tết và các ngày lễ hội lớn của dân tộc.
Xin kính chúc mọi gia đình đồng hương ăn Tết bình an, nhiều may mắn, hạnh phúc cho Năm Tân Sửu!
NYÅR:
VAD DEN GRÖNA KAKAN OCH QILINDANSEN BETYDER
Fläsk och lök och röda verser
nyårsträd, smällare och gröna kakor.
Att förbereda och äta den gröna kakan till nyårsfestligheterna är en viktig tradition i Vietnam. Kakan har inte bara utsökt smak utan också en andlig innebörd – genom traditionen visar vi vår tacksamhet både mot våra förfäder och mot naturen. Ingredienserna i kakan utgörs av klibbris, mungbönor och griskött, som tillsammans lindas in i maranta-blad och kokas i många timmar. Familjen vakar över det kokande kärlet i stor förväntan inför det nya året. Seden har en lång historia och grundar sig i vår risodlingskultur, och det finns många sagor förknippade med traditionen. Kakan har en fyrkantig form och grön färg som symboliserar jorden och yin. Det finns också en vit riskaka, den är rund och symboliserar solen och yang. Detta är ett uttryck för tanken om yin och yang, Fjärran österns filosofi om kompletterande motsatser.
Men utan qilindans och dånande trummor blir det inte riktigt festligt på nyår. Den är en vacker och glad folklig dans, som enligt sägnen för med sig lycka, fred och rikedom, och tar bort otur och vrede genom sin magiska styrka. Den har sitt ursprung i Kina och har blivit populär i flera sydostasiatiska länder, och även på andra ställen där många kineser och vietnameser bor. Djuret är ett av de mytiska heliga djuren (drake/qilin/sköldpadda/fenixfågel). Qilindansen ger året en lyckosam start och är ett självklart inslag i alla nationella festligheter.
Önskar alla vänner ett fridfullt och lyckosamt Oxens år 2021!
Besök vår hemsida: hoinguoivietstockholm.org

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.